Trang chủ Blockchain Công nghệ Blockchain Giao dịch off-chain là gì?

Giao dịch off-chain là gì?

Khi người ta phát hiện những hạn chế của một công nghệ hiện tại, đương nhiên họ sẽ tìm cách để cải thiện.

Việc Satoshi Nakamoto công khai hoá Bitcoin vào tháng 1 năm 2009 đã vĩnh viễn thay đổi cách thức giao dịch của tiền tệ và internet. Với một nền tảng mạnh mẽ của công nghệ tài chính mới dựa trên nền tảng hoàn toàn mã nguồn mở, không tốn nhiều thời gian để hàng loạt các đồng tiền mới được phát hành theo các kết quả khác nhau. Với vai trò là chuỗi khối đầu tiên của công nghệ blockchain, Bitcoin được coi là đồng tiền số sản sinh ra hàng ngàn các đồng khác.

blockchain-thuat-toan-dong-thuan

Các đồng tiền khác nổi lên với những cái tên như Litecoin, Ethereum, Namecoin hay Dogecoin. Mỗi đồng tuy có hơi khác nhau, nhưng tựu chung đều kế thừa gen của ông tổ Bitcoin: chúng đều phụ thuộc vào một mạng phân tán để gửi và nhận các giao dịch tài chính, và các node trên mạng có vai trò xác minh từng giao dịch.

Với bất cứ đồng tiền số nào được người ta lựa chọn, thì loại công nghệ này đều có thể truyền nó đi mọi nơi mà không có giới hạn nào về mặt địa lý hoặc chính trị.

Nhưng không phải lúc nào các giao dịch đều nhanh và ít tốn kém. Gửi và nhận crypto trong một mạng nguyên bản blockchain, không kèm theo add-on bổ sung nào, thì được gọi là giao dịch on-chain. Mặc dù các giao dịch này có thể diễn ra chính xác như thiết kế của hệ thống thì chúng đôi lúc cũng bị chậm và tốn kèm chi phí để tiến hành. Bởi vậy người ta bắt đầu chọn giải pháp thêm một layer thứ hai để cải tiến.

“Layer thứ hai” có nghĩa là các dự án, nền tảng, và giao thức làm việc ở bên trên của chuỗi khối cơ bản để trợ giúp cho công nghệ nền và trải nghiệm của người sử dụng.

“Off-chain” thể hiện một giao dịch diễn ra bên ngoài của chuỗi khối chính và không được tính là block chính.

Dạng trực quan nhất của giao dịch layer thứ hai (off-chain) là hai phía thoả thuận móc nối với nhau. Nếu ta thiết lập rằng tôi nợ anh một Bitcoin thì thoả thuận của chúng ta là một “giao dịch” hợp lệ với bằng chứng là chúng ta tin cậy lẫn nhau.

Nếu chúng ta thoả thuận tổng số lần tôi đưa anh đi ăn trưa và ký sổ nợ cho mỗi lần, thì điều này nói lên rằng nó mặc định như thế cho những lần giao kèo tiếp theo.

Không điều gì đụng chạm đến chuỗi khối, và “thời gian giao dịch” vô hình chung là tức thời – ta chỉ cần làm một phép tính và thoả thuận sở hữu số lượng còn lại. Tại một thời điểm bất kỳ, chúng ta có thể thiết lập phần sở hữu còn lại bằng một giao dịch on-chain đơn thuần để đại diện cho tất cả các hoạt động dẫn tới thanh toán đơn này. Nhưng giải pháp layer thứ hai (giống như ví dụ cơ bản này) thêm vào tính năng cải tiến đối với một block vượt quá tầm nhìn ban đầu của các nhà phát triển, hoặc vượt quá những gì họ thiết kế cho một blockchain đặc thù. Khi những người dùng của một blockchain công cộng cho rằng đây là điểm hạn chế, thì họ tìm câu trả lời ở layer thứ hai.

Các giao dịch ở tầng thứ hai nhanh hơn và rẻ hơn đối thủ on-chain.

Đúng, chuỗi khối Bitcoin mở ra một mô hình mới trong việc gửi và nhận tiền, nhưng những người muốn sử dụng nó như là một giải pháp thanh toán chính thống hàng ngày chỉ cảm thấy viển vông mà thôi. Các thanh toán tiền mặt được diễn ra liên tục, và người nhận chỉ cần đếm tiền để xác nhận rằng anh ta đã nhận đủ. Thanh toán thẻ tín dụng vừa nhanh vừa hiệu quả – người thu ngân chỉ việc quẹt thẻ của bạn qua máy và thanh toán được xác nhận (hoặc từ chối) trong vòng chưa tới một giây.

Đây là một trải nghiệm thú vị mà nhiều người muốn ở Bitcoin, nhưng giao dịch on-chain chưa sẵn sàng.

Bitcoin trong thanh toán chính thống giống như việc đề nghị người thu ngân phải đợi tới 10 phút để xác nhận thanh toán thẻ tín dụng của bạn. Công nghệ crypto phụ thuộc vào mạng phân tán tản mát khắp thế giới phải xác minh giao dịch. Sẽ tốn khá đáng kể thời gian để tất cả các nodes mạng đồng bộ với nhau. Thật may là giải pháp off-chain đầy thuyết phục đã giải quyết vấn đề này.

Mạng Lightning của Bitcoin là một ví dụ điển hình của giải pháp tầng thứ hai.

Hãy vẽ ra một mạng tương tự như mạng internet để minh hoạ cách vận hành của mạng Lightning. Các giao dịch on-chain ngày nay giống như internet thời những năm 1970. Nếu bạn muốn các thiết bị “nói chuyện” được với nhau thì chúng phải có một kết nối dây mạng. Sẽ chẳng có gì to tát nếu chỉ có hai hoặc ba thiết bị, nhưng internet là mạng toàn cầu. Số lượng thiết bị mạng chỉ có tăng lên, và nhanh chóng trở nên không ổn nếu cáp mạng chạy khắp nơi. Điều này dẫn tới việc chúng ta phải định tuyến cho internet – và kết nối giữa hai máy tính không cần phải trực tiếp.

Dữ liệu có thể đi qua các thiết bị trung gian trước khi tới đích, giống như công ty chuyển phát đưa thư giữa hai người mà không cần hai người đó phải gặp để trao thư.

 Mạng Lightning của Bitcoin là công nghệ blockchain định tuyến cho công nghệ internet. Nó có một nhiệm vụ đơn giản là cho phép một lượng lớn các ví tiền điện tử nói chuyện với nhau mà không cần kết nối theo kiểu “nối dây” – nó nhìn thấy tất cả các bên kết nối vào mạng như là một. Tất cả mọi người có thể mở một kênh Lightning để giao dịch BTC với nhau thật nhanh chóng.

Do các giao dịch on-chain đòi hỏi thời gian và chi phí để thực hiện, các bên tham gia vào một kênh Lightning phân bổ một số lượng crypto theo thiết kế (giả sử 1 BTC), và kênh đó sẽ theo dõi số dư tài khoản theo thời gian.

Nếu tôi muốn gửi 0.1 BTC, kênh Lightning sẽ cập nhật số dư là 1.1 BTC và 0.9 BTC. Nếu người khác muốn gửi lại cho tôi 0.5 BTC, số dư được cập nhật là 0.6 BTC và 1.4 BTC. Theo cách nói hình ảnh, kênh Lightning theo dõi tất cả trên một tờ giấy, liệt kê ra các số dư cũ và viết vào các số dư mới mỗi lần chúng ta giao dịch. Và nhanh chóng.

Giao dịch theo layer thứ hai đang ngày càng trở nên thông dụng hơn.

Vì giải pháp layer thứ hai khắc phục yếu điểm của Bitcoin, Lightning không phụ thuộc vào các xác nhận đến từ một blockchain phân tán. Do vậy nó nhanh hơn và rẻ hơn khi giao dịch.

Thật hấp dẫn cho những ai muốn giao dịch crypto vì mặc dù nó là tiền – nhưng đây không phải là một sự thay thế cho các giao dịch on-chain, mà là một sự cải tiến tuyệt vời cho nó.

 Phạm vi ban đầu của công nghệ blockchain (mô tả bởi Satoshi Nakamoto) không gì khác hơn là một nền kinh tế mới và bao trùm triệt để. Các giao dịch tầng thứ hai chỉ thêm vào những năng lực mới cho công nghệ đó, làm cho nó thân thiện hơn và giảm đi những nỗi đau đang tồn tại trong quá trình chuyển đổi và tương tác liên chuỗi. Thậm trí cho dù nó là một dạng giải pháp “sau thị trường” thì nó vẫn khiến cho phát minh của Nakamoto đa năng và mạnh mẽ hơn.

Đối với những người liên quan đến crypto, sự hấp dẫn của off-chain là rõ ràng. Các thanh toán nhan hơn sẽ lôi cuốn nhiều người tham gia – giải pháp layer thứ hai làm cho công nghệ phù hợp trở nên chính thống hơn.

Nhật Nam

Tạp chí Bitcoin | Theo Philip Salter từ Hackernoon.com

MỚI CẬP NHẬT

Nhà sáng lập Sui: “Khoảnh khắc ChatGPT” của dự án sắp diễn ra khi...

Sau 12 tháng bận rộn bao gồm việc ra mắt trên mainnet và công bố mối quan hệ đối tác mới với ByteDance, công...
ethereum

Trưởng nhà phát triển Ethereum chia sẻ thông điệp quan trọng về việc trừu...

Nhà phát triển Etherereum Yoav Weiss đã chia sẻ một số lưu ý về roadmap trừu tượng hóa tài khoản của Ethereum. Trong bài...

Điểm tin tuần 29/04-05/05: Bitcoin hồi phục về trên $ 63.000 sau đợt điều...

Trong ngày 30/04, Bitcoin đã sụt giảm nhanh chóng với việc cặp tiền này mất đi mức hỗ trợ $ 61.000. Điều này đã...
Các loại tiền điện tử hàng đầu cần HODL để kiếm được lợi nhuận trong mùa hè tiền điện tử này

[QC] Các loại tiền điện tử hàng đầu cần HODL để kiếm được lợi...

  Trader kỳ cựu Raoul Pal đã tuyên bố rằng chúng ta vẫn chưa đạt được “mùa hè tiền điện tử” của chu kỳ hiện...

Bitcoin (BTC) phục hồi nhưng thiếu thanh khoản, điều gì tiếp theo?

Bitcoin đã tăng lên $64.500 vào ngày 4 tháng 5, đánh dấu sự phục hồi đáng kể từ mức thấp cục bộ được tạo...

Ethereum (ETH) bật tăng mạnh mẽ, đây là các mức quan trọng cần chú...

Vào thứ Tư, Ethereum (ETH) đã nhận được sự hỗ trợ từ mức $2.871. Kể từ đó, giá Ethereum đã tăng hơn 9% và...

CTO Bitfinex phủ nhận tin đồn về vi phạm dữ liệu bởi nhóm hack...

Giám đốc công nghệ của Bitfinex, Paolo Ardoino, đang hoài nghi về những tuyên bố lan truyền trên mạng xã hội rằng sàn giao...

Công tố viên Nga thừa nhận tham gia kế hoạch rửa tiền điện tử...

Công tố viên Nga Alexander Vinnik đã thừa nhận tham gia vào một kế hoạch rửa tiền liên quan đến BTC-e, một trong những sàn...
Raboo so với WIF & FLOKI: Phân tích thị trường tiền điện tử tiết lộ những hiểu biết đáng ngạc nhiên

[QC] Raboo so với WIF & FLOKI: Phân tích thị trường tiền điện tử...

 Trong thế giới tiền điện tử đang nóng lên, cuộc chiến giành quyền thống trị của meme coin chưa bao giờ khốc liệt hơn...

Nhà sáng lập Synthetix phân tích khái niệm ‘point’, chia sẻ lời khuyên quan...

Trong bối cảnh point (điểm) nổi lên như một phương tiện khuyến khích người dùng tham gia dự án với hy vọng sẽ được...

IntoTheBlock: Bối cảnh tiền điện tử báo hiệu sự hỗn loạn và bất mãn

IntoTheBlock cho biết bối cảnh tiền điện tử hiện tại báo hiệu sự hỗn loạn và không hài lòng từ các nhà đầu tư,...
Cơn sốt tiền điện tử tiếp tục

[QC] Cơn sốt tiền điện tử tiếp tục: Mạng Solana và Ethereum phát triển...

 Tìm kiếm “loại tiền điện tử tốt nhất để mua” là nhiệm vụ thường xuyên của bất kỳ người đam mê tiền điện tử...

SEC dưới thời Trump sẽ ‘theo đuổi mạnh mẽ’ quy định về tiền điện...

Cựu Trợ lý Giám đốc Bộ phận Thực thi của SEC Hoa Kỳ Jennifer Lee cho biết dù Donald Trump có tái đắc cử...

Liệu Fed sẽ cắt giảm lãi suất? Trader tiền điện tử và Phố Wall...

Thị trường tài sản kỹ thuật số đã phải đối mặt với một tuần đầy thách thức và tình trạng càng trở nên trầm...
tiền điện tử

3 loại tiền điện tử nên tránh giao dịch trong tuần

Thị trường tiền điện tử đã chuyển từ giảm sang tăng, sau dữ liệu đáng lo ngại về bảng lương phi nông nghiệp của...

‘ETH sẽ ổn thôi’: Đồng sáng lập Solana và CEO Ripple bảo vệ Ethereum...

Trong bối cảnh Ethereum Foundation bị cơ quan chính phủ điều tra, các quỹ Ethereum ETF có nguy cơ bị từ chối vào tháng...